Đầu tư ra nước ngoài là một cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh và tiếp cận thị trường quốc tế. Tuy nhiên, thủ tục đầu tư có thể diễn ra khó khăn và phức tạp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết thủ tục và những lưu ý quan trọng khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các thông tin liên quan như: Tên dự án hoặc tên công ty tại nước ngoài; ngành nghề kinh doanh; các thông tin về đối tác tại nước ngoài; thông tin về vốn đầu tư ra nước ngoài.
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài bao gồm:
+ Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án…
+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
+ Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép.
+ Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước.
g) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài như chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng…, nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).