Trường hợp nào cần xin giấy phép thành lập bán lẻ

Thành lập cơ sở bán lẻ là việc tổ chức, cá nhân thành lập địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ. Như vậy, giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ là một loại giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn thành lập địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.

Theo quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ là Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ. Tuy nhiên, trước khi cấp giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ cho doanh nghiệp, Sở Công Thương cần phải xin ý kiến Bộ Công Thương.

Doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau cần phải xin cấp giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ khi muốn thành lập cơ sở bán lẻ:

(i) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

(ii) Doanh nghiệp có nhà đầu tư nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc Doanh nghiệp có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh

(iii) Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài  tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

(iv) Doanh nghiệp có cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, sau khi nhận vốn góp trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp thuộc trường hợp (ii), trường hợp (iii).

Kiểm tra nhu cầu kinh tế khi thành lập cơ sở bán lẻ

Doanh nghiệp thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất không phải trải qua thủ tục kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Tuy nhiên, khi thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, doanh nghiệp có thể sẽ phải thực hiện ENT.

Tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế đối với việc thành lập cơ sở ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất bao gồm:

– Quy mô chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;

– Số lượng các cơ sở bán lẻ hoạt động trong khu vực;

– Tác động sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực;

– Ảnh hưởng tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực;

– Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể gồm có khả năng tạo việc làm, khả năng đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa, khả năng cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư, khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Việc kiểm tra nhu cầu kinh tế sẽ được thực hiện bởi Hội đồng ENT do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi lập cơ sở bán lẻ thành lập trên cơ sở đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép. Thành phần hội đồng gồm có:

  • Chủ tịch Hội đồng là Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền
  • Thành viên Hội đồng là đại diện Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan
  • Đối với cơ sở bán lẻ được thành lập tại khu vực địa lý cấp phường, xã, thị trấn tiếp giáp với tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác thì Hội đồng ENT phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố tiếp giáp.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw cung cấp về cấp giấy phép thành lập bán lẻ. Thông qua bài viết này, Công ty Luật Siglaw hy vọng người đọc có được cái nhìn tổng quát về cấp giấy phép thành lập bán lẻ

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0968656809